Shopify là gì?
Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online với tính năng giỏ hàng và thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation, tất cả được tích hợp trong Shopify.
Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, bạn có thể tạo một website để bán hàng dropship hay bán áo thun POD một cách dễ dàng chỉ trong 30 phút.
Vào thời điểm 8/2020, có hơn 1.000.000 khách hàng đang sử dụng nền tảng này, biến Shopify trở thành nền tảng thương mại điện tử số 1 thế giới.
Không giống với những nền tảng như Magento hay OpenCart đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức về website, hosting hay HTML mới sử dụng được. Shopify được thiết kế dành cho tất cả mọi người, bạn không cần bất cứ kĩ năng nào về lập trình để bắt đầu với Shopify.
Nếu bạn đang có ý định kiếm tiền online với mô hình dropshipping hay bán áo thun print on demand, Shopify chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
3 mô hình kiếm tiền online với Shopify
Kiếm tiền online (Make Money Online hay MMO) là mô hình chưa bao giờ hết hot đối với cộng đồng internet Việt Nam. Sau đây là 3 mô hình kiếm tiền online phổ biến nhất với Shopify.
Dropshipping với Shopify
Dropship hay dropshipping là một mô hình kinh doanh kinh điển đối với những ai đam mê kiếm tiền online. Với Shopify, dropship trở nên đơn giản khi bạn có thể tạo website một cách dễ dàng và tự động kết nối đồng bộ sản phẩm từ các nền tảng như Aliexpress, Amazon, eBay,…
Dropship với Shopify trở thành cao trào nhất vào khoảng năm 2016 với mô hình free plus shipping, với mô hình dropship sản phẩm đơn lẻ từ Aliexpress. Tuy nhiên mô hình này dần được thay đổi với việc seller nhập một lượng hàng lớn từ Trung Quốc, ship đến Mỹ và lưu trong những nhà kho tại Mỹ hoặc sử dụng dịch vụ FBA của Amazon.
Vào thời điểm sơ khai của dropship giai đoạn 2013-2016, có rất nhiều sellers đã thành công và đạt mức thu nhập triệu đô hoặc hàng trăm ngàn đô vì yêu cầu của khách hàng vào thời điểm đó chưa cao. Nếu bạn muốn bắt đầu với dropship vào thời điểm năm 2020, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cũng như đầu tư một cách bài bản để có thể thành công với mô hình này.
Hiện nay việc dropship với Shopify đã trở nên dễ dàng hơn với những app kết nối và lấy sản phẩm từ những sàn Aliexpress như Oberlo, Dropified hay marketplace Handshake mà Shopify mới thành lập.
Làm thế nào để bắt đầu dropship với Shopify?
- Đăng ký sử dụng Shopify 14 ngày miễn phí
- Nghiên cứu sản phẩm mà bạn dự định dropship
- Tìm nhà cung cấp và kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Import sản phẩm vào Shopify từ Aliexpress hoặc nhà cung cấp riêng của bạn
- Tối ưu store Shopify về giao diện, nội dung, apps,…
- Tạo chiến dịch quảng cáo Google, Facebook, TikTok,…
Bạn có thể chọn một trong hai mô hình dropship: - Dropshipping truyền thống: không có tồn kho, chỉ list sản phẩm lên Shopify, và khi có order thì bạn sẽ đặt hàng từ nhà sản xuất và ship đến khách hàng dưới danh nghĩa của bạn
- Dropshipping hiện đại: bạn sẽ nhập một lượng lớn sản phẩm và lưu kho tại quốc gia mà bạn muốn bán (ví dụ Mỹ), khi có đơn hàng thì bên kho sẽ thực hiện việc giao hàng cho bạn. Nâng cấp của mô hình này chính là Fulfillment by Amazon
Dù bạn có chọn mô hình nào ở trên, thì Shopify sẽ là trung tâm trong việc tiếp nhận thông tin đơn hàng và xử lý, nhận thanh toán,…
Cần bao nhiêu vốn để bắt đầu dropship với Shopify?
Không có con số cụ về số vốn bạn cần có để bắt đầu dropship với Shopify. Nếu bạn may mắn, bạn có thể thành công với số vốn chỉ 100$. Nếu bạn chọn mô hình dropship truyền thống, khi nhận được đơn hàng thì mới order từ nhà cung cấp, thì chi phí bạn cần sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, với mô hình dropship hiện đại, bạn cần đầu tư khá nhiều để có thể thành công. Nếu theo mô hình dropship sử dụng kho riêng, bạn sẽ cần đầu tư:
- Store Shopify: 500$ cho 1 store chất lượng tốt và đẹp
- Test chất lượng sản phẩm: 100$
- Order hàng số lượng lớn: 1000$
- Ship hàng qua kho ở Mỹ: 500$
- Quảng cáo: 500$
- Tổng cộng: 2600$
- Chi phí ước tính có thể ít hay nhiều tuỳ theo quy mô và mức độ đầu tư của bạn.
Bán áo thun Print on Demand với Shopify
Giống như dropship, bán áo thun print on demand (POD) cũng chưa bao giờ hết hot trong cộng đồng MMO Việt Nam. Có nhiều bạn đã thành công và mua nhà, mua xe với công việc bán áo thun.
Bán áo thun POD nở rộ tại Việt Nam vào những năm 2013 – 2015 với những platform như Sunfrog, TeeSpring,…Việc đăng sản phẩm, xử lý đơn hàng, tất cả đều thực hiện trên chính platform đó.
Tuy nhiên, platform có hạn chế đối với việc phát triển thương hiệu riêng, hay thiết kế giao diện storefront, thiếu những tính năng cho ecommerce vì về bản chất platform không thể có đủ nhân lực để phát triển những tính năng như của một nền tảng ecommerce đích thực. Và giải pháp đó chính là Shopify.
Ngày càng có nhiều platform POD ra đời mà không có tính năng storefront, thay vào đó họ kết nối với hệ thống của Shopify. Hệ thống này hoạt động như sau:
• Platform POD đồng bộ hoá (sync) với Shopify
• Toàn bộ sản phẩm từ Shopify được đồng bộ với platform POD
• Shopify là trung tâm với storefront và quản lý đơn hàng, khách hàng, marketing,…
• Khi có đơn hàng từ Shopify, hệ thống tự động chuyển đơn hàng qua platform POD để xử lý
• Platform POD sản xuất và ship đến khách hàng trên danh nghĩa của seller
Với sự kết hợp này, platform POD chỉ cần tập trung việc nâng cao năng lực xử lý đơn hàng, chất lượng sản phẩm và tốc độ ship hàng đến cho khách hàng. Mọi thứ còn lại như website, đơn hàng, khách hàng, thanh toán, marketing đều được đảm nhiệm bởi hệ thống ecommerce của Shopify.
Trong mô hình bán áo thun POD với Shopify có sự tham gia của các bên:
• Seller: Người bán
• Shopify: storefront và bán hàng, nhận thanh toán
• POD Platform: nhận thông tin đơn hàng và gửi đến đối tác sản xuất là nhà in thông qua API
• Nhà in: nhận thông tin đơn hàng từ platform và sản xuất, gửi đến khách hàng dưới danh nghĩa của seller
Có thể kể đến một số platform POD kết nối hệ thống với Shopify như Printful, Printify, Dreamship, Teezily, CustomCat,…
Những lợi thế khi bán áo thun POD với Shopify:
• Trải nghiệm mua hàng tối ưu dành cho khách hàng
• Bán hàng đa kênh: website, facebook, ebay, amazon,… đồng bộ tại 1 nơi
• Marketing Automation: kết nối tài khoản quảng cáo tự động với Facebook, Google, Instagram, Pinterest, TikTok, SnapChat,…
• Kết nối Merchant Center và Feed cho quảng cáo Google Smart Shopping
• Chương trình whitelist giữa Shopify với Dreamship, Google, PayPal, Facebook giúp bạn scale dễ dàng hơn
• Hệ thống apps giúp cho upsell, cross-sale tăng AOV, CR,…
• Quản lý và sử dụng dễ dàng
Lưu ý: Bạn không thể bán TM với Shopify.
Fulfillment by Amazon
Fulfillment by Amazon (hay FBA) là dịch vụ hoàn tất đơn hàng bởi Amazon. Theo đó, bạn đăng ký bán hàng trên Amazon và gửi hàng vào kho.
Thông thường, có 2 hình thức bạn có thể bán hàng với Amazon:
• FBM (Fulfillment by Merchant): là hình thức bạn đăng sản phẩm trên Amazon và lưu kho tại một bên thứ 3 hoặc kho của bạn. Khi có đơn hàng, bạn sẽ là người ship đơn hàng đến cho khách hàng
• FBA (Fulfillment by Amazon): là hình thức bạn sẽ gửi hàng đến kho của Amazon, và khi có đơn hàng, Amazon sẽ thực hiện việc giao hàng và thu phí dịch vụ trên đơn hàng cũng như phí lưu kho
Vậy nên chọn FBM hay FBA?
Nếu bạn ở Mỹ và có kho riêng ở nhà hoặc bên thứ 3 với chi phí rẻ hơn, bạn nên sử dụng FBM để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro về hàng tồn kho.
Nếu bạn ở Việt Nam, bạn gần như phải lựa chọn FBA. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn, tối thiểu khoảng 2000$ cho 1 sản phẩm.
Làm thế nào để bắt đầu với Amazon FBA?
• Đăng ký tài khoản seller Amazon
• Tìm nhà cung cấp và test chất lượng sản phẩm
• Đăng sản phẩm lên Amazon
• Ship hàng qua kho của Amazon
• Tối ưu listing và SEO
• Quảng cáo trên Amazon
Tại sao bạn nên dùng Shopify?
Dù cho bạn bán Dropship, POD hay FBA thì Shopify đều mang đến giải pháp website một cách hoàn hảo cho bạn.
Bán hàng đa kênh, quản lý tại một nơi
Shopify là giải pháp tốt nhất cho bán hàng đa kênh, bạn có thể bán hàng tại nhiều kênh khác nhau, nhưng quản lý tập trung tại một nơi duy nhất. Hãy tưởng tượng bạn bán hàng trên 5 kênh khác nhau, và cần 5 nhân sự để quản lý, thì với Shopify bạn chỉ cần một nhân sự để quản lý tất cả 5 kênh này.
Những kênh bán hàng bạn có thể kết nối với Shopify:
• Facebook Shop: tính năng cửa hàng của Facebook, khách mua hàng sẽ được chuyển tới Shopify để hoàn tất thanh toán
• Messenger: tự động gợi ý sản phẩm cho khách hàng nhắn tin đến trang
• Instagram: tag sản phẩm và checkout ngay trên Instagram
• Google: đồng bộ sản phẩm lên Google Merchant Center để tiến hành quảng cáo Google Shopping
• Tại cửa hàng (POS): bán hàng tại cửa hàng vật lý thông qua phần mềm POS của Shopify, đồng bộ đơn hàng và doanh số, thông tin khách hàng
• Amazon, eBay, Etsy: Những nền tảng marketplace quốc tế
Tất cả những đơn hàng phát sinh đa kênh đều được chuyển về hệ thống Shopify theo thời gian thực, nhờ đó bạn có thể quản lý và xử lý đơn hàng một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian, nhân lực cho việc xử lý đơn hàng.
Marketing Automation
Có lẽ ít nhất một lần bạn đã nghe qua thuật ngữ gọi là marketing automation, có nghĩa là tiếp thị quảng cáo một cách tự động đến khách hàng.
Shopify tích hợp những hệ thống giúp bạn thực hiện marketing automation một cách dễ dành với:
• Email Notification: Tự động gửi email xác nhận đơn hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng, thông báo huỷ đơn hàng, reset mật khẩu, tạo tài khoản,…
• Email Marketing: Bạn có thể sử dụng Shopify Email hoặc các nền tảng email tự động như Seguno, Klaviyo để gửi email tự động đến khách hàng về chương trình khuyến mãi, giảm giá,…
• Facebook Dynamic Retargeting: Kết nối Facebook Pixel trực tiếp với Shopify nhằm tạo quảng cáo đến khách hàng hoặc tiếp thị lại đối với khách hàng đã truy câp website một cách tự động theo ngân sách đề ra
• Google Shopping: Tự động kết nối tài khoản Google Shopping để thực hiện chiến dịch Google Smart Shopping, tự động hiển thị quảng cáo khi có tìm kiếm với từ khoá sản phẩm của bạn
• TikTok Ads: vào tháng 11/2020, Shopify hợp tác với TikTok, theo đó bạn có thể kết nối tài khoản quảng cáo TikTok và tạo chiến dịch, tạo video quảng cáo ngay trong hệ thống của Shopify
Bạn cần tạo quảng cáo Facebook, Google, TikTok? Shopify có thể giúp bạn tạo quảng cáo và xem báo cáo theo thời gian thực tại một nơi duy nhất mà không cần tốn thời gian tạo quảng cáo tại từng nơi riêng biệt. Và đo lường hiệu quả với các thông số lượt click, thêm vào giỏ, hoàn tất checkout,…
Dễ sử dụng và quản lý dành cho người mới
Khác với các nền tảng yêu cầu kiến thức về lập trình như Magento hay WooCommerce, Shopify hoàn toàn không yêu cần bất cứ kiến thức nào về lập trình để bắt đầu.
Giao diện admin được bố trí một cách gọn gàng và chế độ onboarding giúp người dùng mới có thể biết được tác vụ nào mình cần phải hoàn thành để sẵn sàng cho việc quảng bá thương hiệu và website.
Theo một khảo sát, Shopify dễ sử dụng hơn 21% so với BigCommerce và dễ hơn 12% so với Wix Commerce.
Hệ thống App Store với hơn 3000 lựa chọn
Điều khiến cho Shopify thật sự mạnh mẽ có một phần đóng góp không nhỏ của Shopify App Store.
Hơn 3000 apps của Shopify cho phép bạn tuỳ chỉnh và nâng cấp store của bạn với những tính năng nổi bật như:
• Store Design
• Customer Support
• Up-sell/Cross-sell
• Personalized Products
• CRM/Live Chat
• Marketing Automation
• Multi Languages
So với các nền tảng ecommerce khác, Shopify là platform có số lượng đối tác phát triển apps lớn nhất thế giới tại thời điểm 2021.
Sự trỗi dậy của Google Shopping và TikTok Ads vào năm 2021
Năm 2020 có lẽ là năm có sự biến động lớn nhất về nền tảng quảng cáo marketing cho những sellers trong ngành MMO như dropship, POD hay bán hàng Amazon FBA.
Với việc quảng cáo Facebook bị siết chặt và khoá tài khoản hàng loạt, sellers có nguy cơ phải dừng toàn bộ hoạt động của mình vì đối với dropship hay POD, sự phụ thuộc vào Facebook gần như là tuyệt đối. Bạn không thể làm gì được khi tài khoản quảng cáo bị khoá và chỉ sử dụng duy nhất Facebook để quảng cáo. \
Năm 2020 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của mô hình quảng cáo Google Shopping (đặc biệt là quảng cáo Google Smart Shopping). Thậm chí có seller thử nghiệm và đạt 1k5 sales 1 ngày chỉ với quảng cáo Google Shopping trên nền tảng POD Dreamship.
Thị trường Facebook ngày càng cạnh tranh và sellers cần phải tìm một thị trường mới hay mô hình quảng cáo mới hiệu quả hơn, và Google Shopping (dù không hề mới) là ngôi sao đang lên mà ai cũng muốn trải nghiệm.
Nếu bạn sử dụng những nền tảng như Magento hay WooCommerce, việc quảng cáo Google Shopping sẽ gặp khó khăn khi việc đồng bộ Product Feed lên Google Merchant Center (GMC) hay việc tài khoản quảng cáo được duyệt sẽ tốn nhiều thời gian.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Shopify, thì việc kết nối Product Feed giữa store Shopify và GMC của bạn được tiến hành một cách dễ dàng và đồng bộ hoá theo thời gian thực. Khả năng được duyệt GMC của bạn với Shopify cũng cao hơn so với các nền tảng khác.
Việc chạy Google Shopping đòi hỏi bạn cần cho hệ thống máy học (Machine Learning) của Google học về data, hành vi khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định thì bạn mới có thể thu về thành quả. Nên có thể thời gian đầu chạy Google Shopping bạn sẽ không thấy hiệu quả ngay, nhưng hãy kiên trì bạn nhé.
Tháng 10/2020, Shopify chính thức hợp tác với TikToks trong việc tích hợp quảng cáo. Điều này cho phép bạn tạo video quảng cáo trên TikTok một cách tự động và chèn nhạc, âm thanh, hiệu ứng một cách miễn phí với hình ảnh sản phẩm hiện có.
TikTok cũng đang tích cực hợp tác với các agency tại Việt Nam để tổ chức các sự kiện quảng bá TikTok Ads. Chưa bàn về tính hiệu quả, tuy nhiên TikTok Ads cũng là thứ bạn nên thử trải nghiệm với tệp khách hàng trẻ và năng động trên thị trường toàn cầu.
Theo dự đoán 2021 sẽ là năm chứng kiến sự thống trị của quảng cáo Google Smart Shopping và ngôi sao mới nổi TikTok Ads cũng sẽ làm nên chuyện.
Chi phí để sử dụng Shopify là bao nhiêu?
Shopify có 3 gói dịch vụ chính:
• Gói Basic: 29$/1 tháng
• Gói Shopify: 79$/1 tháng
• Gói Advance: 299$/1 tháng
Bên cạnh phí dịch vụ cố định hàng tháng, tuỳ vào nhu cầu mà bạn có thể sử dụng thêm những ứng dụng trả phí của các đối tác xây dựng tại Shopify App Store.
Với việc sở hữu một online store với đầy đủ tính năng và giao diện chuyên nghiệp, 29$ là một con số hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu bạn không có định hướng kinh doanh cụ thể và không tạo ra đơn hàng nào, thì 10$ 1 tháng cũng là chi phí đắt.
Nên chọn gói nào để bắt đầu?
Nếu bạn mới bắt đầu với Shopify, bạn có thể chọn gói Basic 29$ 1 tháng với đầy đủ tính năng, không giới hạn số lượng sản phẩm, chứng chỉ bảo mật SSL cùng kết nối tên miền riêng.
Khi bạn tăng trưởng hơn, bạn có thể chọn gói Shopify 79$ 1 tháng với tính năng Gift Cards cũng như tính năng Report chuyên nghiệp hơn và chi tiết hơn.
Khả năng đáp ứng của Shopify đối với quy mô doanh nghiệp
Dù cho shop của bạn có quy mô 10 đơn hàng hay 10.000 đơn hàng 1 ngày, Shopify đều có giải pháp cho bạn. Khả năng tuỳ biến và kết nối của Shopify gần như không có giới hạn với hệ sinh thái Shopify App và API.
Nếu như Android có Google Play, iOS có Apply App Store, thì Shopify App Store chính là hệ sinh thái ứng dụng của Shopify. Lí do hơn 1 triệu khách hàng đang gắn bó với Shopify vì họ có thể tuỳ biến website bán hàng online trở thành ông lớn với hơn 3.000 ứng dụng trả phí và miễn phí của Shopify.
Bất kể bạn cần tính năng gì, từ livechat cho đến đánh giá sản phẩm, email marketing, chương trình tích điểm, customize,… tất cả đều trở nên dễ dàng.
Có thể bạn chưa biết, chỉ riêng trong năm 2019, Shopify đã chi trả hơn 1 tỷ USD cho những đối tác phát triển ứng dụng trên Shopify.
Shopify cung cấp tài liệu API để cho bạn có thể dễ dàng tích hợp với bất kì hệ thống của bên thứ ba nào. Dễ dàng tích hợp với phần mềm của bên thứ ba, hay hệ thống ERP, CRM nội bộ của doanh nghiệp.
Shopify Theme Store là nơi bạn lựa chọn những theme (template hay giao diện) để sử dụng cho website bán hàng của bạn. Những theme này được thiết kế theo ngành nghề và dễ dàng tuỳ chỉnh theo ý muốn của bạn. Bạn có thể mua 1 theme cao cấp để sử dụng hoặc đơn giản là chọn 1 theme miễn phí để dùng.
Shopify hiện tại có hơn 10 themes miễn phí cho bạn lựa chọn để bắt đầu.
Shopify Experts là nơi mà bạn có thể tìm kiếm những chuyên gia trong lĩnh vực Store Set up, Graphic Design, Digital Marketing,…